• 0931 88 9699
  • Retajob@gmail.com
  • 56B Hoa Cau, Phu Nhuan, Tp.HCM
  • 74 Bạch Đằng, Đà Nẵng

MỞ RỘNG TỪ GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Hôm nay, tôi quyết định viết bài cảm nhận đầu tiên về cuốn sách “Mở rộng từ giá trị cốt lõi”. Cuốn sách do Chris Zook, một nhà diễn giả tài ba cho các diễn đàn quốc tế trong đó có Diễn đàn kinh tế thế giới, Giám đốc điều hành hội nghị của tạp chí Forbes, Giám đốc điều hành hội nghị Bussiness Week và hội nghị thượng đỉnh kinh tế. Ông được xếp vào “Top 50 nhà tư tưởng kinh doanh” do Times of London bình chọn và được vinh danh là “Một trong những nhà tư tưởng chiến lược đương đại thú vị nhất.

>>Marketing Truyền Miệng Với Chi Phí Bằng 0
>>Cam kết ít nhưng hoàn thành nhiều
>>Điềm tĩnh trong lời nói
>>7 Điều bạn nên tự hào về nghề Môi giới Bất động sản


Toàn bộ cuốn sách giúp bạn và tôi giải đáp 2 câu hỏi:

Thứ nhất: Tại sao chỉ 1/4 các công ty khi thực hiện chiến lược tăng trưởng ngoài ngành thì ngày càng phát triển to lớn và vững mạnh theo thời gian, 3/ 4 còn lại hầu hết bị suy thoái và sụy đổ trong khi họ đã từng rất lớn mạnh?

Thứ 2: Làm thế nào để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.?


Cuốn sách không chỉ tháo gỡ rắc rối cho các CEO, Tổng Giám đốc khi phải quyết định đầu tư tài chính vào lĩnh vực nào cho doanh nghiệp mà còn giúp mỗi chúng ta có cái nhìn sâu sắc về việc phân bố nguồn lực bản thân như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Tôi xin trích dẫn một vài ví dụ trong cuốn sách:

“Năm 2002, Wal – Mart đã trở thành công ty lớn nhất trong Fortune 500 và trở thành công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ, trong khi Kmart lâm vào tình trạng phá sản. Cả 2 công ty đều mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1962. Wal – Mart mở rộng sang các lĩnh vực mới như Sam’s Club, điện tử và Mexico. Trong khi Kmart lại mở rộng kinh doanh sai hướng, từ kinh doanh sách (Walden) đến các mặt hàng thể thao (Sport Authority) và thậm chí đến cửa hàng bách hóa tại công hòa Séc. Những bước chuyển tiếp này đã làm giảm sức mạnh của Kmart vào đúng thời điểm nó bị một đối thủ đáng gờm nhất tấn công phá hủy nền tảng kinh doanh cốt lõi.”

“STMcrolectronic (ST) và Advanced Micro Devices (ADM), nhà sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ. ST và ADM có tình hình tài chính khá tương đồng vào thời điểm ST chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1994. 


ST
ADM
Doanh thu
2,6 tỉ đô la
2,1 tỉ đô la
Thu nhập ròng
62 triệu đô la
305 triệu đô la
Giá trị vốn hóa thị trường
2,9 tỉ đô la
2,4 tỉ đô la
Giá cổ phiếu, 12/1994
3,87 đô la
12,62 đô la
Giá cổ phiếu, 01/2003
20,11 đô la
5,04 đô la
Giá cổ phiếu tăng
+532%
60%

Trong khi ST đang thu hẹp sự tập trung vào cuối năm 1980 để dành vị trí dẫn đầu một phân khúc, thì ADM vẫn đang phát triển trong cả thị trường chip bộ nhớ lẫn chất bán dẫn, chiến đấu trên mặt trận rất rộng và không đạt được vị trí thống nhất nào đó, ADM không tạo ra giá trị cho cổ đông năm 1990. Trong khi giá cổ phiếu của ST tăng gấp 5 lần, bất chấp sự sụt giảm của trị trường bán dẫn thì cổ phiếu của ADM lại giảm đáng kể trong thời gian này”

Tác giả đưa ra 2 ví dụ thực tế nhằm chứng minh một sự thật: Công ty chỉ phát triển thành công nếu biết cách mở rộng xung quanh giá trị cốt lõi của mình. Điều quan trọng là bạn hiểu được sức mạnh thực sự của giá trị cốt lõi trong tăng trưởng.

Tôi xin trích dẫn thêm một ví dụ nữa để bạn thấy rằng, phát triển mở rộng dựa trên giá trị cốt lõi có vai trò quan trọng như thế nào.

“STMicroelectronics là một công ty quy mô nhỏ khoảng 100 triệu đô la với 10 năm thua lỗ liên tiếp và được sở hữu bởi chính phủ ý. Công ty chỉ bằng 1/10 quy mô đơn vị mà tôi đã rời đi tại Motorola. Tuy nhiên, bất chấp khác biệt về quy mô, dòng sản phẩm ở đây lớn gấp 10 lần so với Motorola. Nó gồm mọi thứ: DRAM động, DRAM tĩnh, EPROM, bóng bán dẫn, mạch tích hợp và nhiều sản phẩm khác. Nó giống như 1 trung tâm R&D lớn nhưng không tìm được điều gì mới mẻ và bị tấn công từ mọi hướng. Chúng tôi ngay lập tức thiết lập những mô hình thu nhỏ, tập trung vào một số nguồn lực mạnh để xây dựng xung quanh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và hướng tới khách hàng có tiềm năng hợp tác lâu dài.

Bạn phải tạo một giấc mơ và cho mọi người thấy nó hoàn toàn khả thi. Đó là công việc của CEO. Lúc đó, chúng tôi đưa ra 3 thách thức lớn. Đầu tiên, làm sao biến nó thành lợi nhuận. Thứ 2, bán được sản phẩm và khẳng định mình trong thị trường khó khăn nhất tại Mỹ, nơi mà chúng tôi chưa thể thâm nhập được. Thứ 3, đạt được quy mô và trở thành một phần của câu lạc bộ tỉ phú. Một số người nói chúng tôi không thể có cơ hội.

Chúng tôi quyết định chỉ bán sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, cắt bỏ 80% sản phẩm chính, xóa bỏ toàn bộ các hạng mục sản phẩm như RAM vì nó là thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh.

Chúng tôi đã may mắn tìm thấy một số công nghệ mới để mở rộng. Đó là những công nghệ cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng vào các khu vực lân cận ngày một nhiều hơn. Chúng bao gồm: quản lý điện năng, kỹ thuật hình ảnh, bộ nhớ EPROM, công nghệ thẻ thông minh. Lĩnh vực này cộng với một số bổ sung như bộ nhớ flash đã giúp chúng tôi sản xuất hệ thống tùy biến trên các sản phẩm chip. Đây là nguồn doanh thu và lợi nhuận chính ngày nay.

Chúng tôi cần phải có quy mô. Vì vậy, năm 1986, chúng tôi đã sát nhập với một công ty của Pháp, Thompson Semiconducters với khoản lô 200 triệu đô là mỗi năm. Tôi tin chúng tôi có thể xây dựng một công ty vững mạnh từ hai doanh nghiệp này.

Mục đính của chúng tôi là tìm những nhóm nhỏ trong phân khúc khách hàng để dẫn đầu thế giới. Quản lí điện năng là một trong nhữn chức năng quan trọng nhất cho thiết bị cầm tay, lĩnh vực mà chung tôi sở hữu công nghệ hàng đầu. Giờ đây, chúng tôi là nhà cung cấp hàng đầu cho Nokia. Chúng tôi là công ty duy nhất có khả năng cung cấp mọi loại chip từ thẻ thông minh đến máy quay. Chúng tôi không hướng tới phát triển RAM vì không muốn thách thức Intel mà lựa chọn sản xuất các thiết bị ngoại vi như máy in, màn hình…thế mạnh của chúng tôi. Người tiêu dùng là 1 phân khúc khác. Chúng tôi chọn một số khu vực người dùng kĩ thuật số và tập trung vào đó. Hiện nay, ST đang dẫn đầu thị trường về đầu thu tín hiệu.

Khi người ta nói hãy thử sức vào lĩnh vực khác, tôi từ chối. Có rất nhiều lĩnh vực cần tìm hiểu xung quanh hoạt động cốt lõi hiện tại của chúng tôi. Sao chúng tôi phải chuyển sang một lĩnh vực khác? Chúng tôi cần phải có lợi thế cạnh tranh độc quyền cộng với việc chúng tôi có rất nhiều việc phải làm ở đây.”

Bạn thấy đấy, mở rộng xung quanh giá trị cốt lõi có thể giúp một công ty đứng trên bờ vực phá sản phát triển thành công ty hàng đầu với 429 triệu đô la lợi nhuận, giúp nhiều công ty với quy mô nhỏ phát triển to lớn vững mạnh trong thị trường bão hòa hoặc có giá trị cốt lõi đang tan chảy.

Vậy làm sao để mở rộng tăng trưởng dựa trên giá trị cốt lõi?. Trong cuốn sách đưa ra đầy đủ các phương pháp và lí lẽ giúp bạn hiểu và tư duy đúng đắn. Tôi đặc biệt chú trọng vài vấn đề sau:

Thứ nhất, Trọng tâm kinh doanh phải ổn định và nhất quán. Nghĩa là giá trị cốt lõi phải được duy trì, phát triển vững mạnh để làm bàn đạp cho những bước phát triển rộng rãi. Dâm đầu vào mở rộng và hoang tưởng về lợi nhuận béo bở ngoài ngành chỉ dẫn bạn đến cái chết.

Thứ 2, Sự nhất quán: nghĩa là doanh nghiệp phải có một công thức đồng nhất, dễ lặp lại cho mọi bước phát triển, đảm bảo mỗi bước đều đem lại lợi ích kinh tế. Khi bạn mở rộng ra bất kĩ lĩnh vực nào cần tập trung xoay quanh giá trị cốt lõi và biến nó thành một phần hữu cơ cho doanh nghiệp.

Thứ 3, Khả năng đào sâu tức là phải hiểu rõ mọi ngóc ngách trong doanh nghiệp và các hoạt động của nó. Đây chính là lí do vì sao nhiều doanh nghiệp không thể bắt chước được mô hình kinh doanh khác dù thấy nó rất đơn giản.

Thứ 4, Hiểu rõ tâm tư khách hàng. Hầu hết khoảng 80% công thức phát triển của mỗi công ty đều dựa trên hành vi và thái độ của khách hàng. “Qua nghiên cứu thực tế tôi tổng kết được rằng hơn 3/4 công ty thành công nhất đều sở hữu một công thức đồng nhất, và 3/4 số công ty này xây dựng công thức đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc về khách hàng”.

Tóm lại, một công ty thành công hơn đối thủ cạnh tranh của mình trong thời gian dài bời vì họ biết cách mở rộng sang các lĩnh vực phụ cận gắn với hoạt động kinh doanh ban đầu của mình. Thành công sẽ đến với những ai có quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi của bạn, doanh nghiệp bạn là gì? Bạn đã và đang đi đúng hướng hay chưa? Làm thế nào để phát triển mở rộng dựa trên giá trị cốt lõi? Doanh nghiệp quy mô nhỏ có nên mở rộng? Phải làm gì nếu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đang bị tan chảy…. Tôi tin chắc rằng cuốn sách này sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Hãy tìm đọc nhé! 

Xin cảm ơn!
Bản quyền thuộc về www.Retajob.com
Share on Google Plus

RetaJob.com

RetaJob.com - Ngôi nhà ước mơ của Nhân viên môi giới Bất động sản

Comment!

0 nhận xét:

Post a Comment